Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Câu 31: Hiện tượng kích nổ của fuel trong động cơ Diesel:

+ Nguyên nhân và mô tả hiện tượng: Hiện tượng kích nổ bắt nguồn từ việc sử dụng fuel có chỉ số xetan (TSXT) không phù hợp với các thông số làm việc của động cơ dẫn đến sự chậm tự bốc cháy và cháy nổ của fuel đầu hay còn gọi là hiện tượng kích nổ. Nếu thời gian chậm tự bốc cháy khá ngắn (Ti nhỏ)- tức là TSXT của fuel cao- thì khi fuel được phun vào buồng đốt sẽ tự bốc cháy gần như ngay lập tức. Trong trường hợp này, áp suất trong xi lanh tăng đều đặn và động cơ lầm việc êm, không có tiếng gõ. Nếu thời gian chậm tự bốc cháy lớn (tức là Ti cao hơn va TSXT thấp hơn yêu cầu) thì fuel phun vào xi lanh không tự bốc cháy ngay lập tức mà tích tụ lại và sau đó cả khối nhiêu liệu cùng bốc cháy, như thế áp suất trong xi lanh tăng kiểu bước nhảy (nhảy vọt) làm xuất hiện tiếng gõ- hiện tượng kích nổ và động cơ chạy giật cục. + Phương pháp hạn chế sự kích nổ trong động cơ Diesel: Về kết cấu, người ta sử dụng buồng đốt ngăn cách thay cho buồng đốt thống nhất.có các dạng buồng đốt ngăn cách sau: -buồng đốt trước: Ưu điểm: Áp suất phun thấp nên dùng kim phun có lỗ ít bị nghẹt. Áp suất cháy không lớn. Khuyết điểm: Hao nhiên liệu, khó khởi động -buồng đốt xoáy lốc: Ưu điểm: Áp suất phun trên kim phun một lỗ khó bị nghẹt, xoáy lốc mạnh tạo điều kiện cháy trọn vẹn. Khuyết điểm: Tổn thất nhiều nhiên liệu, khó khởi động -buồng đốt phụ trội:Buồng đốt phụ trội chiếm khoảng 20% thể tích chung, được lắp trên nắp xy lanh thông với buồng đốt chính nằm trong xy lanh. Buồng đô phụ trội có dạng hình cầu hay ôvan Về chọn fuel: chọn fuel có TSXT phù hợp với các thông số làm việc của động cơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét